Cục quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam cổng thông tin điện tử

Nội dung chính

Cục Quản lý xuất nhập cảnh (A08) là một cơ quan trực thuộc Bộ Công an Việt Nam. Cơ quan này đóng vai trò là đầu ngành trong việc tham mưu cho Đảng ủy Công an Trung ương và được thủ trưởng của Bộ Công an lãnh đạo, chỉ đạo toàn bộ các hoạt động liên quan đến xuất nhập cảnh.

Cục Quản Lý Xuất Nhập Cảnh

Giới thiệu chung về lực lượng Quản lý xuất nhập cảnh

Lực lượng Quản lý xuất nhập cảnh Công an nhân dân (CAND) là một lực lượng của ngành Công an, vừa thực hiện chức năng nghiệp vụ, vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các hoạt động xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam, nhập xuất cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Lực lượng Quản lý xuất nhập cảnh bao gồm Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Cục An ninh cửa khẩu và các Phòng Quản lý xuất nhập cảnh thuộc Công an 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Cục Quản lý xuất nhập cảnh có trụ sở chính tại Hà Nội (địa chỉ: 44 – 46 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội), có cơ quan đại diện tại Tp. Hồ Chí Minh (địa chỉ: 333-335-337 Nguyễn Trãi, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh) và cơ quan đại diện tại Đà Nẵng (địa chỉ: số 7 Trần Quý Cáp, quận Hải Châu, Tp. Đà Nẵng).

Với chức năng nhiệm vụ, hệ thống tổ chức ngày càng được kiện toàn và trình độ chuyên môn ngày được nâng cao, lực lượng Quản lý xuất nhập cảnh CAND đã đáp ứng kịp thời yêu cầu đối ngoại của Đảng và Nhà nước, phục vụ tốt công tác chiến đấu và xây dựng của lực lượng Công an nhân dân. Năm 2008, Cục Quản lý xuất nhập cảnh được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, năm 2013 được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ đổi mới.

Lịch sử

Ngày 13 tháng 5 năm 1953, Cục Quản lý xuất nhập cảnh với tiền thân là Phòng Quản lý Ngoại kiều và Phòng Công an Biên phòng, được thành lập theo Nghị định số 74 của Thứ Bộ Công an (nay là Bộ Công an).

Theo Nghị định số 01/NĐ–CP ngày 6 tháng 8 năm 2018 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Công an, sau khi giải thể các Tổng cục, Cục Quản lý xuất nhập cảnh được thành lập trên hợp nhất một số cục và trực thuộc Bộ Công an.

Lãnh đạo hiện nay

Cục trưởng:

  • Thiếu tướng Phạm Đăng Khoa (từ 1/7/2022)

Phó Cục trưởng:

  • Đại tá Vũ Văn Hưng
  • Đại tá Nguyễn Bá Tuấn
  • Đại tá Lê Hồng Thái
  • Đại tá Trịnh Thanh Cao
  • Đại tá Đặng Tuấn Việt

Tổ chức

  • Phòng Tham mưu
  • Phòng Hậu cần (Phòng 3)
  • Phòng Quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài[8] (Phòng 4)
  • Phòng Quản lý xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam[12] (Phòng 5)
  • Phòng Chống xuất nhập cảnh trái phép và xử lý vi phạm về xuất nhập cảnh (Phòng 6)
  • Phòng Ứng dụng Công nghệ thông tin và Quản lý hồ sơ xuất nhập cảnh (Phòng 7)
  • Phòng An ninh trên không
  • Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế Nội Bài
  • Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất
  • Công an Cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng
  • Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh
  • Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc
  • Cơ quan Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Cục Quản lý xuất nhập cảnh

Khen thưởng

  • Huân chương Hồ Chí Minh (2008)
  • Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (2013)
  • Huân chương Lao động hạng Ba

Cục trưởng qua các thời kỳ

  • Đại tá Đặng Ngọc Ánh
  • Trung tướng Bùi Mậu Quân, từ 8.2018–5.2020, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh
  • Thiếu tướng Quách Huy Hoàng, từ 5.2020–2.2022, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Cục trưởng A08
  • Đại tá Đỗ Triệu Phong, từ 3.2022–6.2022, nguyên Giám đốc Công an tỉnh Kiên Giang
  • Thiếu tướng Phạm Đăng Khoa, từ 29.06.2022 – nay, nguyên Cục trưởng Cục Viễn thông và cơ yếu

Phó Cục trưởng qua các thời kỳ

  • Đại tá Nguyễn Văn Thống
  • Đại tá Lê Hồng Thái, từ 2016–nay
  • Đại tá Vũ Văn Hưng, từ 2018–nay
  • Đại tá Trịnh Thanh Cao, từ 2018–nay
  • Đại tá Trần Văn Dự, từ 2019–nay
  • Đại tá Nguyễn Bá Tuấn, từ 2019–nay
  • Đại tá Đặng Tuấn Việt, từ 12.2021–nay, nguyên Trưởng phòng Quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài, A08

Câu hỏi thường gặp về xuất nhập cảnh đối với người nước ngoài, công dân Việt Nam

Câu hỏi: Tôi đã nhận được Căn cước công dân thay cho Chứng minh nhân dân 9 số. Tôi có nguyện vọng được đổi sang hộ chiếu phổ thông có gắn chíp. Xin hỏi làm thế nào ?

Theo quy định của Thông tư số 73/2021/TT-BCA ngày 29/6/2021 của Bộ Công an quy định về mẫu hộ chiếu, giấy thông hành và các biểu mẫu liên quan (có hiệu lực từ 14/8/2021), nếu các ấn phẩm trắng hộ chiếu cũ đã cung cấp cho các cơ quan chưa được cấp hết thì sẽ tiếp tục được sử dụng. Do đó, hiện nay Cục Quản lý xuất nhập cảnh vẫn cấp hộ chiếu theo mẫu cũ. Sau ngày 01/01/2022 sẽ thống nhất sử dụng theo mẫu hộ chiếu mới, trong đó có hộ chiếu gắn chíp điện tử. Hộ chiếu cũ được cấp trước ngày 01/01/2022 có giá trị sử dụng đến hết thời hạn ghi trong hộ chiếu, không cần phải đổi lại hộ chiếu.

Câu hỏi: Hiện tôi đang làm việc tại Hà Nội nhưng có hộ khẩu Vĩnh Phúc. Tôi muốn đổi hộ chiếu thì cần về địa phương hay có thể làm tại nơi cư trú? Tôi có thể gửi hồ sơ qua đường bưu điện xin cấp lại hộ chiếu được không ?

Theo quy định của Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, người đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu nộp hồ sơ tại Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thường trú hoặc tạm trú; trường hợp có thẻ Căn cước công dân thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh nơi thuận lợi. Nếu cấp hộ chiếu từ lần thứ hai thì có thể nộp hồ sơ tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh nơi thuận lợi hoặc Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an.

Theo quy định hiện hành, công dân đề nghị cấp hộ chiếu có thể khai tờ khai online nhưng cần đến trụ sở Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh để nộp hồ sơ và lệ phí.

Nhưng Có Hộ Khẩu Ở Vĩnh Phúc

Câu hỏi: Tôi đã có hộ chiếu nhưng sau đó tôi đã thay đổi Chứng minh nhân dân sang Căn cước công dân có gắn chíp. Việc thay đổi này có ảnh hưởng đến hộ chiếu của tôi khi xin thị thực không?

Hiện nay không có quy định công dân phải đổi hộ chiếu khi thay đổi số Chứng minh nhân dân sang Căn cước công dân. Tuy nhiên, để thuận lợi và thống nhất các loại giấy tờ thì anh/chị nên đổi hộ chiếu theo số Căn cước công dân mới.

Một số câu hỏi liên quan đến thủ tục xuất nhập cảnh của người nước ngoài và công dân Việt Nam

Câu hỏi: Chúng tôi đã nộp hồ sơ xin xét duyệt thẻ ABTC cho Cục quản lý xuất nhập cảnh từ rất lâu nhưng khi tra trên hệ thống tình trạng cấp thẻ ABTC thì nhiều trường hợp vẫn ở trạng thái “pending”, chưa được phía Việt Nam chấp thuận. Tôi muốn biết trong bối cảnh Covid-19 hiện nay có quy định gì mới trong việc cấp thẻ ABTC không?

Hiện nay, để đảm bảo thực hiện các biện pháp an toàn phòng, chống dịch Covid-19, Chính phủ Việt Nam chỉ giải quyết cho người nước ngoài là nhà đầu tư, chuyên gia kỹ thuật, lao động tay nghề cao, nhà quản lý doanh nghiệp vào Việt Nam làm việc và phải đảm bảo phương án cách ly. Người nước ngoài thuộc các diện đối tượng này, nếu có nhu cầu nhập cảnh Việt Nam trong thời điểm hiện nay, cần liên hệ với cơ quan, tổ chức tại Việt Nam nơi dự kiến làm việc để làm thủ tục nhập cảnh theo quy định.

Do đó, các hồ sơ đề nghị cấp thẻ của doanh nhân nước ngoài đang ở trạng thái “pending” sẽ vẫn được xem xét, giải quyết sau khi dịch Covid-19 bị đẩy lùi.

Bộ phận giải quyết cấp thẻ ABTC của Việt Nam mong rằng các Nền kinh tế thành viên sẽ chia sẻ và cùng phối hợp với Việt Nam trong công tác phòng, chống sự lây lan của dịch bệnh Covid-19.

Câu hỏi: Quý cơ quan cho biết hiện nay công dân Việt Nam về nước trên chuyến bay thương mại có được phép nhập cảnh vào Việt Nam hay không? Những đối tượng công dân nào được phép nhập cảnh vào lãnh thổ Việt Nam?

Theo qui định tại Điều 34 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam thì “Công dân Việt Nam được nhập cảnh khi có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng”.

Hiện nay, do tình hình dịch bệnh Covid diễn biến phức tạp trên thế giới nên công dân Việt Nam muốn về nước thì đề nghị liên hệ với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Cục Lãnh sự – Bộ Ngoại giao và Cục Hàng không Việt Nam – Bộ Giao thông vận tải để được hướng dẫn thủ tục đăng ký chuyến bay về nước.

Bắt đầu từ tháng 9, Việt Nam đã mở lại đường bay thương mại đi/ đến 06 quốc gia và vùng lãnh thổ (Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Campuchia, Lào), theo đó công dân Việt Nam khi nhập cảnh Việt Nam trên các chuyến bay thương mại từ 06 địa bàn trên, ngoài hộ chiếu Việt Nam thì cần có giấy xác nhận RT-PCR âm tính với SARS-CoV2 của cơ quan y tế có thẩm quyền của nước sở tại cấp trong vòng 03 ngày trước khi lên máy bay (trừ một số địa bàn không cấp loại giấy tờ trên).

Câu hỏi: Người thân tôi đang kẹt tại Việt Nam và có visa du lịch. Thời gian vừa qua vẫn gia hạn visa đúng theo luật tại công ty du lịch. Người thân tôi hiện đang sống tại thành phố Hồ Chí Minh nhưng dấu gia hạn ghi tại Hà Nội. Như vậy có đúng luật không? Và có vấn đề gì sau khi mở cửa biên giới trở lại không?

Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam quy định “Người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam có nhu cầu gia hạn tạm trú phải đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh” (khoản 1, Điều 35); đồng thời để được xuất cảnh, người nước ngoài cần “có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; chứng nhận tạm trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú còn giá trị; không thuộc trường hợp bị hoãn xuất cảnh” (Điều 27).

Như vậy, trường hợp người thân của chị nhập cảnh bằng thị thực du lịch thông qua các công ty du lịch để gia hạn tạm trú là đúng, nếu dấu tạm trú có ghi đầy đủ thông tin và có chữ ký của người có thẩm quyền (bao gồm Cục Quản lý xuất nhập cảnh tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an các tỉnh, thành phố trên cả nước) thì hoàn toàn đúng luật và có thể sử dụng để tạm trú, xuất cảnh, không có vấn đề gì khi các nước mở cửa biên giới trở lại (nếu như không có vi phạm khác).

Bị Kẹt Ở Việt Nam Và Có Visa Du Lịch

Kết luận

Hy vọng những thông tin trên từ dịch vụ làm hộ chiếu đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về Cục quản lý xuất nhập cảnh cũng như vai trò, nhiệm vụ của cơ quan này. Bên cạnh đó, nếu cần xin hộ chiếu để đi du lịch, công tác, thăm người thân,… bạn đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *